Thông qua câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn, ứng viên sẽ có cơ hội chứng minh năng lực của bản thân. Vậy trả lời điểm mạnh và điểm yếu như thế nào để gây ấn tượng, nổi bật?
Điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn dường như là câu hỏi phổ biến trong bất kỳ cuộc phỏng vấn của bất kỳ công việc nào. Là một ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm, liệu bạn đã cách trả lời điểm mạnh điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn? Đừng bỏ qua, bởi những thông tin dưới đây sẽ hữu ích nếu bạn đang quan tâm điều này!
1. Điểm yếu của bản thân
1.1 Điểm yếu của bản thân là gì?
Điểm yếu (Weakness) là những thiếu sót trong tính cách mà bạn nên sửa chữa và cả kỹ năng, chuyên môn bạn chưa giỏi.
1.2 Danh sách điểm yếu
Bạn nên trung thực nói về điểm yếu của mình và hãy chọn điểm yếu không liên quan đến phẩm chất, kỹ năng thiết yếu cho vị trí đang ứng tuyển. Danh sách điểm yếu mà bạn có thể sử dụng là:
- Quá nhạy cảm
- Thường tự chỉ trích bản thân
- Không tự tin với ý kiến sáng tạo của mình
- Có đôi khi khó tập trung
- Bị căng thẳng khi thực hiện quá nhiều việc cùng lúc
- Quá thẳng thắn trong công việc
1.3 Các ví dụ câu hỏi về điểm yếu
Nhà tuyển dụng thường đưa ra một số câu hỏi liên phỏng vấn về điểm yếu như sau:
- Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn thấy phần nào của vị trí công việc này sẽ là thách thức lớn đối với bạn?
- Bạn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định nào?
- Bạn từng bị cấp trên chỉ trích điều gì?
1.4 Cách trả lời về điểm yếu khi phỏng vấn
Với một số ứng viên, câu trả lời về điểm yếu khi phỏng vấn là câu hỏi khó, đòi hỏi người trả lời phải thật sự tinh tế và biết cách chắt lọc thông tin. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để trả lời về điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn của mình một cách tốt nhất:
Sắp xếp câu trả lời theo cấu trúc thích hợp
Trước tiên, bạn nên lựa chọn điểm yếu không làm ảnh hưởng đến việc nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và nói nhanh về điểm yếu, không kể chi tiết điểm yếu đã ảnh hưởng bạn như thế nào. Đồng thời, đừng quên thể hiện rằng bạn đang cố gắng cải thiện điểm yếu đó.
Biến điểm yếu thành điểm mạnh
Biết cách biến điểm yếu thành điểm mạnh thể hiện bạn là người tinh tế, khéo léo trong ứng xử. Các điểm yếu thường được dùng trong trường hợp này là quá cầu toàn, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, không biết cách nói từ chối,...
Nếu bạn trả lời điểm yếu của bản thân là quá cầu toàn, có nghĩa là bạn đang thể hiện mình là người làm việc kỹ tính, quan tâm chi tiết. Khi nói về điểm yếu thiếu đi sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, có nghĩa là bạn muốn thể hiện bản thân là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Còn nếu đề cập đến điểm yếu không biết từ chối là thể hiện cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn có tinh thần hỗ trợ cao.
Nói về một điểm yếu không liên quan
Suy nghĩ và trả lời về một điểm yếu của bản thân không quá quan trọng trong công việc cũng phương án an toàn.
Chẳng hạn, nếu đảm nhận công việc tiếp xúc với thiết bị máy tính nhiều hơn là con người, bạn có thể nói rằng bạn là người ngại nói chuyện trước đám đông, tính thuyết phục khách hàng chưa cao,... Dù đây điểm yếu quan trọng nhưng lại không gây ảnh hưởng quá nhiều đến đặc thù công việc.
Sau đó, bạn hãy nêu ra cách mà bạn đang cố gắng giải quyết, cải thiện điểm yếu đó để hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất như sẽ rèn luyện khả năng ăn nói, giao tiếp bằng cách tiếp xúc thực tế nhiều, gặp gỡ trực tiếp khách hàng, tìm hiểu về những cách thuyết phục hiệu quả,...
Xem thêm >>
Trình bày điểm yếu của bản thân trong vòng phỏng vấn
2. Điểm mạnh của bản thân
2.1 Điểm mạnh của bản thân là gì?
Điểm mạnh (Strengths) là những thế mạnh nổi trội mà bạn sở hữu, bao gồm điểm mạnh trong tính cách,trong tư duy, hành động, năng lực chuyên môn giỏi, kinh nghiệm dày dặn, kỹ năng thành thạo,...
2.2 Danh sách điểm mạnh
Một số điểm mạnh mà bạn có thể đề cập trong câu trả lời phỏng vấn là:
- Sáng tạo
- Nhạy bén, linh hoạt
- Trung thực
- Nhiệt huyết với công việc
- Tính kiên trì, nhẫn nại cao
- Có kỷ luật
- Có khả năng tập trung tốt
- Có khả năng định hướng rõ ràng
- Kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả
- Giao tiếp, giải quyết tốt vấn đề,...
2.3 Các ví dụ câu hỏi về điểm mạnh
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra những câu hỏi về điểm mạnh khác nhau như:
- Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?
- Điều gì giúp bạn thành công tại vị trí công việc này?
- Chúng tôi mong chờ điều gì ở bạn trong vòng 60 ngày làm việc đầu tiên?
- Bạn từng nhận được lời khen gì từ sếp cũ?
2.4. Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh khi phỏng vấn
Kể cả những ứng viên có kinh nghiệm nhất cũng có thể gặp khó khăn với câu hỏi này. Bạn có thể tham khảo một số câu trả lời dưới đây:
Trả lời trung thực
Với điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn thì bạn nên trả lời trung thực. Bởi một lời đáp chân thực sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh thay vì câu trả lời mà nhà tuyển dụng nghe có vẻ sắp đặt, “dàn dựng” trước đó. Chắc chắn, bạn được nhà tuyển dụng đánh giá là ứng viên tốt nếu bạn hiểu rõ thế mạnh của mình và áp dụng, phát huy chúng vào công việc.
Biết nêu ví dụ thực tế
Sau khi nêu điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn, bạn cần chứng minh bạn có thế mạnh đó. Hãy luôn nhớ rằng một nội dung câu chuyện có ví dụ thực tế sẽ giúp câu chuyện trở nên chân thật và dễ hiểu hơn nhiều.
Chẳng hạn, với trai trò là một biên tập viên, hãy kể về lần bạn thành công xuất bản tin nóng nhanh chóng ngay khi sếp chỉ định hay cách mà bạn chỉnh sửa nội dung đúng ý khi khách hàng yêu cầu gấp.
Nhấn mạnh điểm quan trọng
Một câu trả lời thật và có ví dụ chứng minh là khởi đầu tốt khi bạn nói về điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, khi kết thúc câu trả lời, bạn cần nhấn mạnh rằng kỹ năng của bạn có ích và phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.
Nói ngắn gọn
Thời gian phỏng vấn mà nhà tuyển dụng dành cho mỗi ứng viên là không quá nhiều. Bạn đừng dành hết thời gian để điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn của bản thân. Hãy diễn đạt súc tích, ngắn gọn, tập trung vào vài điểm mạnh quan trọng nhất và luôn nhớ là chất lượng hơn số lượng.
Cách trả lời điểm mạnh gây ấn tượng
3. Kinh nghiệm đắt giá khi đi phỏng vấn
Trước khi vào buổi phỏng vấn chính thức, bạn hãy chuẩn bị tinh thần để “chinh chiến” tình huống ngoài dự kiến và trở nên tự tin hơn. Hãy chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn bằng cách tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, vị trí ứng tuyển, đảm bảo những gì bạn đang sở hữu (về năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng) là những gì họ cần và tham khảo trước bộ câu hỏi phỏng vấn thường gặp, những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng.
Bạn phải cần chắt lọc những thông tin “đắt giá” về bản thân như họ tên, tuổi, kinh nghiệm, bạn có thể tạo ra giá trị gì cho doanh nghiệp,... và cố gắng rút gọn thông tin đó trong 1 - 2 phút trả lời.
Sau khi bạn nhận được câu hỏi, hãy dành ra vài phút suy nghĩ trước khi trả lời. Đừng ngại việc tạm dừng bởi lúc đó bạn sẽ tập trung suy nghĩ, đưa ra câu trả lời chất lượng hơn là nói những điều vừa xuất hiện trong đầu của bạn.
Một số lưu ý giúp buổi phỏng vấn đạt kết quả tốt
Tìm việc làm cấp trung, cấp cao tại Navigos Search
Bạn đang tìm cách trả lời điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn? Bạn muốn được gợi ý việc làm phù hợp với kinh nghiệm, vị trí địa lý, sở thích và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân? Hãy để Navigos Search giúp bạn thực hiện những điều này một cách dễ dàng. Chuyên gia tuyển dụng của Navigos Search là người bạn đồng hành trên con đường tìm kiếm việc làm, trong vòng vòng phỏng vấn, thử việc và sau thử việc.
Ngay lúc này, bạn có thể tự tin tìm kiếm một công việc phù hợp khác tại danh mục việc làm của Navigossearch.com. Chúng tôi cập nhật thường xuyên các vị trí việc làm cấp trung, cấp cao với đa dạng lĩnh vực như Sales, Bán hàng, Phần mềm công nghệ thông tin, Tài chính/ Đầu tư, Ngân hàng, Quản trị nhân sự, Bảo hiểm, Kiến trúc/ thiết kế nội thất,... cho ứng viên có sự đa dạng lựa chọn.
Bạn cũng có thể gửi CV để cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của Navigos Search.
Đội ngũ tư vấn tại Navigos Search đều là những chuyên gia tuyển dụng rất giàu kinh nghiệm, am hiểu về từng ngành nghề và thị trường lao động. Dựa trên quy trình tuyển dụng khoa học, chuyên gia tuyển dụng sẽ chủ động liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, bật mí cách đàm phán lương thưởng hấp dẫn,... cho ứng viên để giúp ứng viên tỏa sáng hơn trước nhà tuyển dụng.
Trung bình mỗi tháng, các chuyên gia tuyển dụng của Navigos Search phỏng vấn rất nhiều ứng viên cấp cao, mang đến những cơ hội việc làm chất lượng cho người tìm việc trên khắp Việt Nam.
Tìm kiếm công việc mơ ước tại Navigos Search
Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để chắp cánh cho ứng viên tiềm năng chạm đến ước mơ của mình thông qua dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam!
Hãy liên hệ đến Navigos Search nếu bạn đang tìm cách trả lời điểm mạnh điểm yếu khi đi phỏng vấn và tìm việc làm bất kỳ một vị trí cấp trung, cấp cao nào:
- Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Trụ sở tại Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Hotline: 1800 585 826
- Email: [email protected]
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
- Linkedin: linkedin.com/company/navigos-search/
Navigos Search - Công ty săn nhân tài cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam