Nếu doanh nghiệp là một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa và nâng cấp cỗ máy ấy hoạt động một cách trơn tru và hoàn hảo nhất.
Giám đốc điều hành là ai? Vai trò, trách nhiệm của giám đốc điều hành là gì? Nếu doanh nghiệp là một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa và nâng cấp cỗ máy ấy hoạt động một cách trơn tru và hoàn hảo nhất. Vì thế, để tuyển dụng giám đốc điều hành là điều không hề dễ dàng, bởi vị trí này đòi hỏi chuyên môn và trình độ cao. Những bí quyết được Navigos Search chia sẻ dưới đây nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng CEO thành công 100%.
1. Giám đốc điều hành (CEO) là gì?
Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer - CEO) là người điều hành “cỗ máy” doanh nghiệp hoạt động theo đúng mục tiêu, giá trị cốt lõi vốn có. Vị trí này còn tổng hợp dữ liệu, ra chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được.
CEO là người điều hành “cỗ máy” doanh nghiệp
2. Công việc của một giám đốc điều hành
CEO là người điều hành quản lý cao nhất trong doanh nghiệp, và là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật. công việc của một giám đốc điều hành không giống nhau giữa các doanh nghiệp. Do đó, Navigos Search đưa ra đánh giá và tổng hợp các công việc mà một CEO thường làm cơ bản như sau:
2.1. Hoạch định chiến lược
- Thực hiện chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty
- Thực hiện các nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư đã được hội đồng (quản trị, cổ đông) thông qua
- Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, kế hoạch, ngân sách của các phòng ban
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của công ty
2.2. Xây dựng thương hiệu
- Là người quyết định cuối cùng trong các chiến lược, chiến dịch phát triển thương hiệu của công ty do các phòng ban đề xuất, kiến nghị
- Quyết định các chương trình thu hút người tiêu dùng
2.3. Phát triển sản phẩm
- Quyết định phát triển các tuyến sản phẩm mới
- Phê duyệt kế hoạch đa dạng hóa các sản phẩm hiện hữu
2.3. Chịu trách nhiệm về tài chính
- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
- Phê duyệt các quy định về tài chính cùng thẩm quyền ký duyệt
- Phê duyệt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được thông qua
- Thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng tài chính - thương mại, tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật
2.3. Đầu tư
- Thẩm định và phê duyệt thực hiện các dự án đầu tư
- Phê duyệt kế hoạch cho vay, mua bán cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp
- Phê duyệt các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng và tín dụng của doanh nghiệp
2.3. Tổ chức
- Đề xuất về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà doanh nghiệp đang cần
- Quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp. Đồng thời quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của nhân sự
- Phê duyệt cấu trúc tổ chức, cấu trúc bảng lương và quy chế tiền lương, tiền thưởng
- Phê duyệt kết quả đánh giá cán bộ và quyết định mức khen thưởng cán bộ
2.3. Hoạt động điều hành
- Phê duyệt các mục tiêu cho các giám đốc các phòng ban
- Đánh giá hoạt động của các khối, điều chỉnh lại những kế hoạch cần thiết
- Thực thi kế hoạch kinh doanh đã được thông qua
3. Yêu cầu cần có của một giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành có vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức nên người đảm nhận vị trí này phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe như:
Năng lực chuyên môn cao
Các doanh nghiệp thường yêu cầu người ứng tuyển được đào tạo bài bản ở cấp đại học, sau đại học chuyên ngành liên quan đến kinh doanh, như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, marketing,... Một CEO cần có kiến thức rộng về marketing, PR, nhân sự, hành chính, các chức năng khác của doanh nghiệp và thành thạo ngoại ngữ, tin học. Đồng thời vị trí này còn phải có kinh nghiệm làm việc dày dặn, có khả năng làm việc với lượng lớn dữ liệu và luôn bắt kịp xu hướng công nghệ.
Phẩm chất lãnh đạo
Để trở thành giám đốc điều hành giỏi, ứng viên cần có các tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo. Đó là tính công bằng, trung thực và luôn hết mình với công việc. Bên cạnh đó, khi tuyển dụng doanh nghiệp cũng nên chú ý đến các mối quan hệ xã hội của họ để đưa ra lựa chọn nhân sự phù hợp và chính xác nhất.
Xem thêm >> Phong cách lãnh đạo là gì? Có nên linh hoạt nhiều phong cách lãnh đạo?
Kỹ năng mềm
Ngoài hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh, ứng viên cần có các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý nhân sự, thời gian,... Vì thế, khi phỏng vấn nhà tuyển dụng nên tạo dựng những câu hỏi tình huống cụ thể để đánh giá được kỹ năng mềm của ứng viên.
Yếu tố về chính trị
Các CEO sẽ phải thường xuyên đối mặt với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, trong đó có cả vấn đề đối nội, đối ngoại và cả chính trị. Vì thế, họ cần có lập trường và định hướng chính trị rõ ràng, am hiểu về chính trị để thực hiện đúng cách chính sách và đường lối pháp luật.
4. Vị trí giám đốc điều hành có mức lương bao nhiêu?
Mức lương của giám đốc điều hành không giới hạn ở con số cụ thể. Theo đó, mức lương tối thiểu cho vị trí CEO là 30 triệu đồng/tháng. Ở các vị trí CEO cao cấp, mức lương có thể lên đến 100 triệu đồng/tháng. Đây là con số xứng đáng với trách nhiệm và áp lực cao của họ.
Vậy ở ngành nghề nào, CEO có mức lương cao nhất? Theo báo cáo của Navigos Group về thị trường nhân sự, 3 ngành có mức lương CEO cao nhất đó là Ngân hàng – Dịch vụ tài chính, Bảo hiểm nhân thọ, Bất động sản.
Bạn có thể xem chi tiết hơn tại báo cáo lương 2023 của Navigos Group. Báo cáo lương từ Navigos Group - Tập đoàn sở hữu 2 thương hiệu tuyển dụng hàng đầu Việt Nam (VietnamWorks và Navigos Search). Báo cáo lương 2023 của Navigos Group cập nhật chi tiết mức lương trên thị trường cho từng phòng ban và cấp bậc trong 23 ngành nghề khác nhau tại Việt Nam như xây dựng, bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin,...
5. Các câu hỏi thường gặp về giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc vận hành (COO) có gì khác nhau?
Mỗi tổ chức sẽ định nghĩa, phân công nhiệm vụ cho vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc vận hành (COO) riêng biệt, tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức và từng yêu cầu cụ thể. Bạn có thể phân biệt hai vị trí CEO và COO qua bảng sau:
Yếu tố so sánh
|
Giám đốc điều hành (CEO)
|
Giám đốc vận hành (COO)
|
Vị trí
|
Người đứng đầu cao nhất của tổ chức
|
Thường đứng thứ hai, sau CEO trong tổ chức
|
Trách nhiệm
|
Quyết định chiến lược, hướng phát triển tổ chức
|
Quản lý hoạt động vận hành hàng ngày của tổ chức
|
Lãnh đạo
|
Định hướng, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức
|
Đảm bảo hiệu suất và quá trình hoạt động hiệu quả của tổ chức
|
Quản lý
|
Điều hành và giám sát tất cả hoạt động của tổ chức
|
Quản lý các phòng ban và tưnhgf quy trình cụ thể của tổ chức
|
Tương tác
|
Đại diện cho tổ chức trước công chúng và đối tác, khách hàng, lớn cổ đông
|
Tương tác với các phòng ban và nhân sự trong tổ chức
|
Chiến lược
|
Xác định, triển khai chiến lược dài hạn cho tổ chức
|
Hỗ trợ CEO xây dựng và triển khai chiến lược
|
Quyền lực
|
Có quyền ra quyết định cuối cùng những vấn đề quan trọng của tổ chức
|
Có quyền lực thực hiện các nhiệm vụ được giao từ CEO
|
Giám đốc điều hành (CEO) và Director có gì khác nhau?
Giám đốc điều hành (CEO) và Director đều có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, điều hành hoạt động vận hành của tổ chức. Tuy nhiên, CEO sẽ có quyền lực và trách nhiệm cao hơn vì đứng đầu tổ chức và chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh của tổ chức. Còn Director chỉ quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận, phòng ban mình trực tiếp quản lý.
Cả CEO và Director đều phải ra quyết định chiến lược, tài chính, nhân sự để đạt được kế hoạch mục tiêu của tổ chức hoạt bộ phận, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất. Bạn có thể phân biệt CEO và Director qua bảng bên dưới:
Yếu tố
|
Giám đốc điều hành (CEO)
|
Director
|
Định nghĩa
|
Là người đứng đầu toàn bộ tổ chức, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý và điều hành mọi hoạt động của tổ chức
|
Là người chịu trách nhiệm quản lý một hoặc nhiều bộ phận, phòng ban của tổ chức, đứng trên chức danh khác như manager, supervisor
|
Quyền hạn
|
Có quyền quản lý, điều hành mọi hoạt động của tổ chức, ra quyết định về chiến lược, tài chính, nhân sự, đại diện cho tổ chức trong hoạt động giao dịch, đàm phán
|
Có quyền quản lý, điều hành hoạt động của phòng ban/ bộ phận mình trực tiếp quản lý, ra quyết định chiến lược và tài chính của phòng ban/ bộ phận
|
Vai trò
|
Đứng đầu, chịu trách nhiệm mọi hoạt động của tổ chức, đảm bảo đạt mục tiêu và kế hoạch của tổ chức
|
Đứng đầu và chịu trách nhiệm về hoạt động của phòng ban/ bộ phận mình quản lý, đảm bảo mục tiêu kế hoạch của phòng ban/ bộ phận đạt được
|
Chức năng
|
Quản lý, điều hành mọi hoạt động của tổ chức, a quyết định về chiến lược, tài chính, nhân sự, đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động giao dịch, đàm phán
|
Quản lý, điều hành hoạt động của phòng ban/ bộ phận mình quản lý, đưa ra kế hoạch, định hướng cho phòng ban/ bộ phận
|
Nhiệm vụ
|
Ra quyết định về chiến lược, tài chính, nhân sự để đạt được mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích sự sáng tạo đổi mới
|
Đưa ra kế hoạch, định hướng cho phòng ban/ bộ phận mình quản lý, đảm bảo hoạt động của phòng ban/ bộ phận đạt được mục tiêu kế hoạch
|
Trách nhiệm
|
Chịu trách nhiệm chính về quản lý, điều hành tất cả hoạt động của tổ chức, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo và cổ đông về kết quả kinh doanh của tổ chức
|
Chịu trách nhiệm chính về quản lý, điều hành hoạt động của phòng ban/ bộ phận mình quản lý, chịu trách nhiệm trước CEO và ban lãnh đạo về kết quả kinh doanh của bộ phận
|
Xem thêm >> Quản trị doanh nghiệp đã khó, nay lại càng khó hơn trong thời kỳ cạnh tranh
6. Làm thế nào để tuyển CEO chất lượng cho doanh nghiệp?
6.1. Tìm đúng người, săn đúng thời điểm
Các CEO tài năng là các nhân sự luôn được nhiều doanh nghiệp trên thị trường tìm kiếm. Để tuyển dụng và lôi kéo họ, bạn cần có được những kinh nghiệm tuyển dụng cần thiết. Thực hiện lời hứa hẹn về những lợi ích kinh doanh hoặc những ưu đãi lớn trong doanh nghiệp là một trong những cách thức tuyển dụng giám đốc điều hành hiệu quả hiện nay.
Làm thế nào để tuyển CEO chất lượng cho doanh nghiệp? - Bài toán không hề dễ dàng
Khi doanh nghiệp cần sự đột phá hoặc những thời điểm cần thực hiện các chiến lược quyết định, hãy mạnh dạn với việc tuyển dụng CEO phù hợp nhất. Hãy lựa chọn những ứng viên có kinh nghiệm quản trị, quản lý trong doanh nghiệp. Quá trình tuyển dụng cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và chính xác.
6.2. Tiến hành các bài kiểm tra CEO
Ngoài các tiêu chí như kinh nghiệm, học vấn, khi tuyển dụng giám đốc điều hành, bạn cần tiến hành các bài test để có cái nhìn chính xác và đánh giá đúng thực tế nhất.
- Bài tổng hợp: Dạng bài test này đòi hỏi ứng viên có cách tiếp cận vấn đề phù hợp, giải quyết các vấn đề như báo cáo, cuộc họp, bố trí nhân sự và nhiều công việc hằng ngày khác của một CEO.
- Tổ chức làm việc nhóm: Doanh nghiệp sẽ bố trí các ứng viên ứng tuyển thành một nhóm làm việc mà không có người đứng đầu. Lúc này hội đồng tuyển dụng giao yêu cầu cụ thể cho ứng viên để thảo luận. Thông qua đó, dựa vào khả năng giao tiếp, thuyết phục, lãnh đạo được thể hiện ngầm qua cuộc thảo luận nhóm, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
- Phỏng vấn quyết định: Hội đồng tuyển dụng nhân sự cao cấp sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp ứng viên để nắm sở thích, kiến thức cơ bản và công việc trước đây của ứng viên. Kết thúc quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác kết quả và đưa ra lựa chọn phù hợp. Sau đó công bố kết quả của từng ứng viên và công bố danh sách những người được tuyển dụng.
7. Tiêu chí để tuyển dụng giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành là vị trí có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp nên khi tìm kiếm ứng viên, các nhà tuyển dụng sẽ dựa trên nhiều tiêu chí. Theo các chuyên gia tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, khi tuyển dụng giám đốc điều hành sẽ dựa trên một số tiêu chí cơ bản như:
7.1. Phẩm chất lãnh đạo
Để trở thành giám đốc điều hành giỏi, ứng viên cần có các tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo. Đó là tính công bằng, trung thực và luôn hết mình với công việc. Bên cạnh đó, khi tuyển dụng doanh nghiệp cũng nên chú ý đến các mối quan hệ xã hội của họ để đưa ra lựa chọn nhân sự phù hợp và chính xác nhất.
Cần xác định được phẩm chất cùng năng lực lãnh đạo của ứng viên
7.2. Kỹ năng mềm
Ngoài hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh, ứng viên cần có các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý nhân sự, thời gian,... Vì thế, khi phỏng vấn nhà tuyển dụng nên tạo dựng những câu hỏi tình huống cụ thể để đánh giá được kỹ năng mềm của ứng viên.
7.3. Yếu tố về chính trị
Các CEO sẽ phải thường xuyên đối mặt với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, trong đó có cả vấn đề đối nội, đối ngoại và cả chính trị. Vì thế, họ cần có lập trường và định hướng chính trị rõ ràng, am hiểu về chính trị để thực hiện đúng cách chính sách và đường lối pháp luật.
8. Quy trình tuyển dụng giám đốc điều hành
Quy trình tuyển dụng giám đốc điều hành hiện nay tương đối giống nhau tại các doanh nghiệp. Nhìn chung sẽ được thực hiện thông qua các bước cơ bản như:
- Doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng cho vị trí CEO trên các website tìm việc làm uy tín như Navigos Search, VietnamWorks
- Ứng viên tiến hành gửi CV
- Doanh nghiệp tiến hành sàng lọc CV và quyết định đi đến buổi phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp ứng viên để lựa chọn được người phù hợp nhất
- Ứng viên được chọn sẽ thử việc theo đúng thời gian đã thỏa thuận với doanh nghiệp. Sau khi đạt yêu cầu sẽ chính thức tiếp nhận vị trí giám đốc điều hành của doanh nghiệp.
Trên thực tế hiện nay, tuyển dụng giám đốc điều hành không phải công việc dễ dàng và rất khó để doanh nghiệp tự tuyển dụng. Vì vậy, lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là nên lựa chọn các dịch vụ săn đầu người để có được những ứng viên hoàn hảo nhất cho vị trí này.
Tuyển dụng CEO trên Navigos Search nhanh chóng và tiết kiệm
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm kiếm các ứng viên cao cấp cho vị trí giám đốc nhân sự tại Navigos Search. Lợi thế lớn nhất của Navigos Search là thuộc Tập đoàn Navigos Group, đơn vị sở hữu trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam - VietnamWorks. Với lượng data khổng lồ 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao (Senior manager, C-level) và hơn 5,000,000+ tài khoản từ dữ liệu VietnamWorks, cơ hội tìm thấy ứng viên phù hợp sẽ nhanh chóng và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dạn kinh nghiệm, mạng lưới hoạt động rộng khắp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao cho các doanh nghiệp.
Hãy truy cập ngay dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao nói chung và tuyển dụng giám đốc điều hành nói riêng của Navigos Search để tìm được ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
- Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 20, E.town Central Tower, 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4
- Trụ sở tại Hà Nội: Tòa nhà V. - 125 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
- Hotline: 1800 585 826
- Email: [email protected]
- Website: navigossearch.com
- Fanpage: facebook.com/NavigosSearchVietnam
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam