Quản lý nhân sự trong trường mầm non là vị trí công việc yêu cầu nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, đóng góp lớn vào sự phát triển của đơn vị nhà trường. Vậy họ là ai và có vai trò gì? Làm thế nào để quản lý hiệu quả? Hãy cùng Navigos Search làm rõ những vấn đề này qua bài viết sau.
1. Quản lý nhân sự trong trường mầm non là ai?
Quản trị nhân sự trong trường mầm non là những người có nhiệm vụ quản lý hệ thống nhân sự trong trường mầm non. Họ sẽ chủ động nghiên cứu và đưa ra con số nhân sự cần tuyển tại từng bộ phận tại trường mầm non. Sau đó, họ sẽ thu hút các nhân lực chất lượng, trực tiếp phỏng vấn và quản lý các vấn đề giấy tờ cho các nhân sự.
Mỗi trường mẫu giáo sẽ có những nội quy, văn hóa riêng và yêu cầu nhân viên phải thực hiện để tạo ra sự thống nhất và đồng bộ trong tập thể. Đặc biệt là trong môi trường giáo dục, sự đồng bộ và chuyên nghiệp càng được chú trọng hơn bao giờ hết.
Người làm ở vị trí này phải đảm bảo tất cả mọi quyền lợi không chỉ của học viên mà của cả giáo viên, nhân viên, bảo vệ,... trong trường mẫu giáo. Họ cũng là người kết nối mọi người trong nội bộ trường lại với nhau.
Quản trị nhân sự trong trường mầm non là người giám sát cán bộ, giáo viên
Xem thêm >> Phương pháp đánh giá nhân sự chính xác cho nhà quản lý
2. Vai trò, trách nhiệm của họ là gì?
2.1. Vai trò
Quản trị nhân sự giúp trường mẫu giáo có sự đồng bộ, ổn định và đảm bảo tất cả nhân viên tuân thủ đúng quy định, nề nếp cũng như các bộ phận đều hoạt động trơn tru.
Cụ thể, bộ phận này giúp hiệu trưởng giám sát hoạt động giảng dạy, đi làm hàng ngày của mỗi giáo viên, giám sát phòng nấu ăn, phòng giặt đồ,... Yêu cầu từng cán bộ công nhân phải nắm được quy trình hoạt động của trường. Bên cạnh đó, quản trị nhân sự trường cũng dựa vào tình hình làm việc của mỗi cá nhân để trả thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Mặt khác, họ cũng đóng vai trò đưa ra ý kiến xây dựng và bổ sung chính sách phúc lợi, bảo hiểm và trợ cấp tương xứng, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tham gia hoạt động trong trường.
Một trường mẫu giáo muốn hoạt động bền vững, lớn mạnh thì cần phải có đội ngũ giáo viên chất lượng. Và việc chú trọng, đảm bảo được quyền và lợi ích của mỗi giáo viên sẽ thu hút được nhiều nhân tài hơn đến góp sức cho trường. Điều đó làm làm gia tăng giá trị uy tín hình ảnh cho đơn vị.
2.2. Trách nhiệm
Tương ứng với các vai trò, vị trí quản lý nhân sự trong trường mầm non cần có trách nhiệm với công việc của mình.
- Đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong mọi hoạt động: Cụ thể, họ sẽ phải thực hiện đúng chức trách của mình và đảm bảo tính công bằng cho các giáo viên, không để xảy ra tình trạng thiên vị, lợi ích nhóm.
Bộ phận nhân sự có vai trò hết sức quan trọng
- Trực tiếp hỗ trợ hiệu trưởng: về vấn đề nhân sự, xây dựng chính sách và nội quy nội bộ thích hợp với hoạt động thực tiễn của trường.
- Kiểm tra hoạt động của các bộ phận: Trực tiếp kiểm tra, giám sát tất cả bộ phận trong trường thực hiện theo chính sách và quy định được đưa ra. Đồng thời, triển khai các chương trình nâng cao nghiệp vụ nhân lực và tuân thủ theo văn hóa của đơn vị.
- Chấm công và tính lương cho đội ngũ cán bộ, nhân viên: Họ sẽ trực tiếp theo dõi, chấm công và tính lương cho tất cả giáo viên, cán bộ trong trường mầm non.
3. Quy trình quản lý nhân sự
Tuyển dụng giáo viên
Đây là bước quan trọng đầu tiên với bất kỳ trường mầm non nào. Trường muốn hoạt động tốt, và tạo được danh tiếng thì đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp chính là cốt lõi.
Người giám sát nhân sự phải đề ra các tiêu chí và cách thức tuyển dụng thích hợp với nguồn tài chính, tìm kiếm và lựa chọn được nguồn giáo viên thích hợp với trường.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
Sau khi tuyển dụng thành công giáo viên, nhân sự mới vào trường, quản lý nhân sự sẽ trực tiếp phổ biến công việc, văn hóa của trường. Đồng thời, quản lý nhân sự phải có kế hoạch đào tạo bài bản nguồn nhân lực với những người thiếu kinh nghiệm.
Chẳng hạn như bộ phận nấu ăn trong trường, khi qua quá trình đào tạo, người đảm nhiệm vị trí này phải hướng dẫn về cách thức chế biến, thực đơn món ăn đầy đủ dinh dưỡng, yêu cầu về khẩu vị và vệ sinh thực phẩm của trường mà đầu bếp cần tuân theo.
Quy trình quản lý, giám sát nhân sự của trường mẫu giáo
Xây dựng các chế độ và chính sách
Mỗi trường học sẽ có chính sách, quy định khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các chính sách đó đều phải thể hiện được sự quan tâm về đời sống của đội ngũ cán bộ và nhân viên trong trường. Việc xây dựng được chế độ, chính sách hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy đội ngũ nhân sự hăng hái cống hiến năng lực. Chế độ và chính sách hợp lý cũng là chìa khóa kết nối tập thể và cá nhân lại với nhau.
Thực thi chính sách đề ra
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự trong trường mẫu giáo. Trên thực tế, có khá nhiều trường mầm non đã đề ra những chính sách ưu đãi nổi bật nhưng nguồn lực của trường lại có hạn nên không thể thực thi.
Giám sát nhân sự trong trường cần dựa vào tình hình nội bộ đơn vị để xây dựng các quy chế cho cán bộ, giáo viên trong trường.
Xây dựng và phát triển văn hóa
Cuối cùng là yếu tố văn hóa trong trường học. Người làm quản lý nhân sự sẽ xây dựng và phát triển văn hóa, giá trị cốt lõi, hoạt động,... của trường.
Xem thêm >> Các kỹ năng cần có để trở thành giám đốc nhân sự chuyên nghiệp
4. Yêu cầu cần có của quản lý nhân sự trong trường mầm non
Để việc quản trị, giám sát nhân sự trường mầm non hiệu quả, người quản lý phải có tầm nhìn toàn cảnh và dành thời gian nghiên cứu, đánh giá các phương pháp. Vậy họ phải sở hữu những kỹ năng gì để đảm nhận vị trí này?
Đầu tiên, họ phải có bằng cấp chuyên môn về quản trị nhân lực, và nghiệp vụ sư phạm để dự báo nhu cầu nhân sự và đưa ra kế hoạch nguồn nhân lực cho đơn vị.
Vị trí này yêu cầu khá nhiều kỹ năng
Tiếp theo, họ phải rèn luyện được sự tận tụy và chuyên nghiệp. Kỹ năng này sẽ mang đến sự công bằng, minh bạch trong công việc. Đồng thời, họ phải giao tiếp tốt, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm hiệu quả và nhạy bén khéo léo khi giải quyết công việc, xử lý các vấn đề xảy ra trong trường.
Bên cạnh đó, người làm vị trí này còn phải sử dụng thành thạo những phần mềm quản trị nhân sự để công tác quản lý trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Ngoài ra, bạn cần giữ tinh thần không ngừng học hỏi. Hãy trau dồi kỹ năng quản lý của mình bằng cách giao lưu, học hỏi kỹ năng của những nhà quản trị nhân sự trường mầm non có uy tín. Bạn nên tìm hiểu tính cách và sở thích của trẻ lứa tuổi mầm non, học cách dạy dỗ, yêu thương trẻ,... Đồng thời, tham gia các khóa học đào tạo quản lý mầm non để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý.
Nếu bạn thật sự có tinh thần học hỏi, hãy là thành viên năng động của những tổ chức, hiệp hội chuyên ngành giáo dục và quản trị nhân sự mẫu giáo. Tham gia những tổ chức này sẽ giúp bạn kết nối và học hỏi kinh nghiệm từ các cá nhân có cùng định hướng nghề nghiệp.
Một trường mầm non với chương trình giáo dục tốt là điều mà các bậc phụ huynh luôn mong muốn khi lựa chọn nơi học cho con. Vì vậy, ở vị trí quản lý nhân sự, hãy quan tâm cộng đồng địa phương đang nói gì về trường bạn: Chương trình học có thích hợp với trẻ không? Giáo viên có niềm nở, có đạo đức nghề nghiệp không? Trẻ cảm thấy thích thú hay sợ đến trường?...
Những đánh giá đó sẽ giúp bạn đặt ra các tiêu chí quản lý nhân sự mầm non hiệu quả và tìm ra giải pháp hợp lý để thực hiện. Khi bạn đáp ứng được các tiêu chí đó thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ đảm bảo con số tuyển sinh của trường, tạo dựng niềm tin tuyệt đối cho phụ huynh và chính bạn sẽ cảm thấy thật sự hài lòng với giá trị công việc mà mình đem lại.
Với những thông tin trên đây của Navigos Search, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về vị trí quản lý nhân sự trong trường mầm non. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!
Để tìm việc quản lý nhân sự trong trường mầm non chất lượng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới:
Navigos Search - Công ty săn nhân tài
cấp trung và cấp cao hàng đầu Việt Nam